Đặc điểm hình dáng ốc bươu đen
Ốc bươu đen là một loài ốc có vỏ xoắn ốc màu đen, sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ốc bươu đen có kích thước từ 5 đến 10 cm, có thể lớn hơn trong một số trường hợp.
Vỏ ốc có hình dạng tròn, dày và bóng, có các rãnh và gân nổi. Màu sắc của vỏ ốc thường là đen hoặc nâu đậm, có thể có các đốm trắng hoặc vàng.
Thân ốc có màu xám hoặc nâu nhạt, có hai cặp râu dài và hai mắt nhỏ ở đầu. Ốc bươu đen là loài ăn tạp, có thể ăn các loại thực vật và động vật nhỏ.
Ốc bươu đen sinh sản bằng cách đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ từ vài chục đến hàng trăm quả trứng.
Ốc bươu đen là loài có giá trị kinh tế cao, được sử dụng làm thực phẩm và nguyên liệu thuốc. Tuy nhiên, ốc bươu đen cũng là loài gây hại cho nông nghiệp và môi trường, do có khả năng sinh sản nhanh và phá hoại các loại cây trồng.
Chia sẻ thêm với bạn về cách nuôi Chó săn Afghan và những thông tin về giống chó này.
Chu kỳ sinh trưởng
Thông thường trứng ốc từ lúc mới đẻ đến khi nở thì trung bình từ 13 đến 20 ngày. Nếu nhiệt độ từ 27 đến 30 độ C thì trung bình nở tầm 13 đến 15 ngày. Nhiệt độ từ 22 – 26 thì 15 ngày đến 20. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn thì trứng ốc có thể không nở hoặc nở tỉ lệ rất thấp. Lưu ý cần giữa độ ẩm phù hợp thì tỉ lệ nở sẽ cao hơn tránh trường hợp trứng ốc quá khô hoặc quá ướt. Ốc bươu con từ khi mới nở nếu môi trường điều kiện sinh sống tốt thì ốc sẽ đạt kích thước trưởng thành từ 30 – 40 con/ 1 kg. Trong đó có tầm 20% ốc sẽ lớn vượt trội từ 20 – 30 con 1 kg và có 20% ốc sẽ nhỏ hơn 40 con 1 kí. Tuỳ vào điều kiện chăm sóc, thời tiết, chất lượng giống nên tốc độ sinh trưởng sẽ nhanh hơn có thể là 3 tháng đến 3,5 tháng hoặc 5, 6 tháng sẽ đạt kích thước trưởng thành..
Điều kiện môi trường
Chuẩn bị đối với ao đất
Trước khi tiến hành thả ốc giống bươu, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH từ 7 đến 8,5.
Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại có thể ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba.
Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc.
Đồng thời cần sử dụng các biện pháp che nắng che mưa cho ốc để tránh những rủi ro đáng tiết.
Nếu như ao nuôi chỉ thả ốc bươu, ốc nhồi, thì mực nước lý tưởng là 0,3 – 1 m. Đối với những vùng chiêm trũng, bà con có thể kết hợp trồng lúa và nuôi ốc nhồi. Lưu ý là đợi đến khi cây lúa bắt đầu sinh trường tốt mới thả ốc giống.
Trong trường hợp nuôi kết hợp trồng lúa, bà con cần cân đối lượng nước vừa phải để cây lúa có thể phát triển tốt. Do cây lúa có thể che chắn ánh nắng mặt trời cho ốc, nên lượng nước cũng không cần quá nhiều.
Cách kết hợp nuôi này khá tốt, do ốc có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi cải tạo đất trồng lúa. ( Ốc rất mẩn cảm với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu nên không nên phun thuốc trị sâu bọ).
Đặc tính của ốc là không phân bố đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao.
Cũng vì lý do đó, bạn nên tạo ra địa hình có độ nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống. Mục đích chính là để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc bươu đen hiệu quả.
Chuẩn bị đối với ao nổi
Hình chữ nhất hoặc hình vuông, đáy phẳng, nghiên về ống xả nước 2 – 3 độ để cho dễ dàng vệ sinh. Nếu làm bể bạt sau khi làm xong nên ngâm nước tầm 2-3 hôm, sử dụng cây chuối và tầm 2-3 kg vôi để vệ sinh khử độc cho bạc. Sau 2 -3 hôm thì tháo nước vệ sinh sạch sẽ lại. Nếu ao xi măng thì ngâm nước ít nhất 10 -15 ngày để cho xi măng ổn định rồi mới tiến hành thả ốc giống. Tạo màu nước cho bể bạt 50 mét vuông nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen. Sau khi ngầm nước xong thì tiếng hành kỹ thuật tạo màu nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi trên bể bạt, bể xi măng như sau:
Sử dụng 1 kg vôi khoáng dolomite ( Hoặc các loại vôi thuỷ sản sử dụng cho tôm, cua, cá…) trộn với 1 kg bột khoáng chuyên cho ốc bươu đen, ốc nhồi sau đó pha loãng với 30 lít nước. Sau đó tạt điều mặt ao 50 mét vuông mặt nước. Lấy 5 kg phân bò khô sau cho vào 2 bao lưới nhỏ rồi thả đều trong ao. Tuỳ theo tích ao bạt mà anh chị có thể điều chỉnh lượng vôi canxi, khoáng, phân bò khô…
Cách nuôi ốc bươu đen trên bể bạt hay xi măng để thành công thì việc tạo màu nước là điều quan trọng vô cùng, đặt biệt là sử dụng nước giếng khoan.
Nhiệt độ
Ôc bươu đen phân bố ở khu vực nhiệt đới, có khi hậu nóng độ ẩm cao, mưa nhiều… Phân bố hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Điều kiện nhiệt độ nước thích hợp để ốc sinh trưởng tốt nhất là từ 22 – 30 độ C. Nhiệt độ từ 15 – 20 độ C ốc sẽ ít ăn và có xu hướng chui bùn hoặc chui và rễ bèo, phát triển chậm và không sinh sản. Dưới 15 độ ốc sẽ có hiện tượng chết hàng loạt. Từ 30 đến 35 độ ốc sẽ ít ăn và chui bùn hoặc vào rễ bèo, ốc chậm lớn và không sinh sản. Trên 35 độ ốc sẽ chết hàng loạt.
Mực nước
Ốc có tập tính kiếm ăn trên mặt nước và cả tầng đấy nên ốc sẽ có xu hướng tập trung ở nơi có mực nước từ 30 – 1 mét là ốc bươu hoạt động nhiều. Nếu mực nước dưới 30 thì thường nóng ban ngày và ban để dễ các loài chim chuột, các loài thiên định bắt nên ốc ít phân bố. Nếu dưới 1 mét thì lượng Oxi trong nước thấm và có nhiều khi độc nên ốc ít hoạt động.
Điều kiện ánh sáng
Ốc sẽ có xu hướng tập trung nơi có anh sáng tốt tầm 50 – 70% nơi có anh nắng và bóng râm. Anh sáng là điều kiện khá quan trong cho con ốc, nó kích thích quá trình tổng hợp tế bào ốc giúp ốc phát triển nhanh và giúp ốc tổng hợp nhưng loại vitamin D cho ốc. Vậy nên những vùng kín ít ánh nắng thì ốc sẽ ít tập trung. Cần phải nắm rõ kỹ thuật để tạo điều kiện ánh sánh tốt cho ốc bươu đen, ốc nhồi.
Cây thuỷ sinh là nơi trú ẩn cho ốc.
Khi ốc tìm kiếm thức ăn ốc sẽ có xu hướng tập trung nơi có cây thuỷ sinh phát triển tốt chiếm từ 30 – 40% điện tích khu vực ốc sinh sống để ăn và làm nơi trú ẩn khi, điều kiên sinh sống bất lợi, nhiệt độ thay đổi cũng như thiên địch. Cây thuỷ sinh trong môi trường tự nhiên rất nhiều loại, tiêu biểu như bèo cám, bèo tai tượng, bông súng, rong đôi chồn và các loại cây thuỷ sinh khác….
Thường xuyên kiểm tra nguồn nước
Thường xuyên kiểm tra pH nước nằm trong khoảng 6.5-8.0. Đối với những lúc thời tiết mưa cần bón thêm vôi với liều lượng từ 3-5kg/ 100 m2 để ổn định pH cho ao nuôi.
Trong quá trinh nuôi nếu thấy ốc leo lên thành bể hoặc lên các cây thủy sinh nhô lên khỏi mặt nước thì tiến hành kiểm tra nguồn nước. Nguyên nhân có thể do nguồn nước giảm pH do mưa hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn, thuốc hóa học, nước dơ, ốc ăn phải thức ăn có độ tố (thuốc, phèn, mặn) Tiến hành thay 80% lượng nước
Định kỳ sử dụng vôi, chế phẩm vi sinh để làm sạch môi trường nước.
Đối với nuôi trong bể hoặc nuôi trong giai chúng ta nên hạn chế để nước mưa tiếp xúc trực tiếp lên ốc, làm ốc hao hụt nhiều.
Chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng để đảm bảo ốc sinh trưởng và phát triển tốt. Ốc giống được chọn cần phải là những con khỏe mạnh, có chất lượng tốt. Phần vỏ ốc không được sứt mẻ, phần đỉnh vỏ ốc có màu tươi sáng. Kích thước ốc giống trong khoảng 0,4-0,6g/con (ốc 2 tuần tuổi, cỡ hạt đậu xanh).
Hướng dẫn vận chuyển ốc bươu đen giống
Nguyên lý để có thể vẫn chuyển ốc đi xa là cho ốc vào trạng thái ngủ đông. Khi ngủ đông, ốc sẽ giảm thiểu tiết nước. Chậm lại quá trình trao đổi chất trong ốc. Các bước để bạn có thể vận chuyển ốc bươu giống đi xa.
- Bước 1: chuẩn bị: Thùng xốp có đục lỗ ở thành, một ít bèo cái (hoặc rong đuôi chó), Khăn ẩm.
- Bước 2: cho ốc giống vào nước đá từ 1-2p để đưa ốc vào trạng thái ngủ đông.
- Bước 3: cho ốc vào thùng xốp đã chuẩn bị trước.
với cách làm này, ốc có thể sống được từ 3-4 ngày. Trong suốt quá trình vận chuyển hãy đi cẩn thận, tránh các ổ gà trên đường vì vỏ ốc khá dễ vỡ…
Lưu ý khi thả giống
Khi mua về nên để làm quen với môi trường mới và nghỉ ngơi ổn định khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, dùng nắp xốp hoặc lá chuối làm bè trên mặt ao, bể,… để thả đều ốc lên bề mặt bè. Chú ý không để bè bị chìm, thời điểm thả giống tốt nhất là thời tiết mát mẻ hoặc phải che mát trước khi thả giống.
Tùy vào điều kiện thực tế để thể mật độ giống từ 80 – 100 con/m2, nếu môi trường tốt có thể thả mật độ 200 – 300 con/m2. Thời vụ nuôi ốc đạt năng suất nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen sẽ được nghiêm ngặt thực hiện trong 5 – 6 tháng mới cho sản lượng thu hoạch cao, nên thu hoạch trước mùa đông.
Thức ăn cho ốc bươu đen
Thức ăn của ốc thường là các loại bèo, thực vật thân mền, rau củ quả và các loại trái cây, các phụ phế phẩm nông nghiệp… ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn tinh như các loại cám cho cá, bột cám gạo, cám ngô. Ốc ở dơ nhưng ăn rất sạch vì vậy thức ăn cho ốc cần rửa sạch, không nhiễm các loại thuốc sâu, các chất hóa học, nhiễm mặn, phèn.
Ốc rất thích ăn bèo cám, đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Nên trong nuôi ốc nếu có điều kiện chúng ta nên sử dụng thêm 1 ao để nuôi bèo cám cung cấp thức ăn cho ốc.
Các loại rau củ quả bổ sung thêm cho ốc như rau muống, mướp, bầu, bí, rau khoai, lá sắn, lá chuối, lá đu đủ…. Có thể cho chúng ăn quả mít.
Nên cho ốc ăn 1 ngày 1 lần vào buổi chiều tối, tới sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất. Lượng thức ăn cho ăn trong ngày chiếm từ 5-7% trọng lượng ốc trong ao, nếu trong ao nuôi có nhiều thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể giảm khẩu phần ăn của ốc.
Gợi ý cho bạn khi nuôi trong ao
Ốc bươu đen là loại ăn tạp thiên về thực vật như: thực vật thủy sinh, lá môn, bèo tấm, rau muống. Vì vậy khi nuôi ốc bươu đen, bà con thường trồng kèm với các loại bèo nổi như lục bình, bèo tấm, Bèo cái, rau muống… vừa là chỗ trú ẩn cho ốc vừa làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.
Việc xây dựng hệ thống cây thủy sinh rất quan trọng đối với ốc Bươu đen, đây cũng là yếu tố quyết định việc nuôi ốc thành công hay thất bại vì khi xây dựng tốt cây thủy sinh trong ao nuôi ốc thì con ốc gần như không bị bệnh tật và nguồn thức ăn của ốc bươu luôn được đảm bảo.
Lục bình
Lục bình hay còn gọi là bèo tây, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Nuôi lục bình trong ao ốc có tác dụng che mát cho ốc vào những ngày nắng, cung cấp thức ăn tự nhiên cho ốc ngoài ra lục bình còn có công dụng lọc nước rất tốt. Rễ lục bình có thể hấp thụ các kim loại nặng, độc như chì, thủy ngân và strontium… đây cũng là một trong những công dụng nổi bật nhất của bèo Lục bình khi dùng trong ao ốc. Ngoài ra đối với miền bắc có khí hậu mua đông lạnh, bèo lục bình cũng có tác dụng giữ ấm cho ao ốc rất tốt.
Bèo cái
Bèo cái (còn được gọi là bèo tai tượng) là loại Bèo sống nổi trên mặt nước trong khi rễ của bèo cái chìm dưới nước gần các đám lá trôi nổi. Đây là một trong những loại bèo mà ốc bưu thích ăn nhất. Ốc Bươu thích chui vào tán bèo cái, ăn lá bèo cái… Bèo cái là cây ưa bóng vì thế hãy tạo bóng râm cho ao nuôi bèo. Bạn có thể dùng lưới che nắng, giàn mướp để tạo bóng cho bèo.
Bệnh ốc bươu đen thường gặp
Bệnh sưng vòi
- Nguyên nhân: Môi trường nước bị nhiễm khuẩn, dơ bẩn do thức ăn thừa, các chất hữu cơ đọng dưới đáy ao. Điều này là do áp dụng không đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen.Trong thời gian dài không xử lý sẽ là nơi tập trung nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây hại. Vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường để hút thức ăn. Một khi vòi hút phải thức ăn ô nhiễm sẽ làm vòi ốc sưng lên, lở loét.
- Triệu chứng: Ốc giảm ăn, di chuyển chậm, Ốc nổi lơ lửng trên mặt nước, khép mài nhưng không sát vỏ.Vòi sưng, lở loét và nhả ra nhiều nhớt trắng có mùi hôi.
- Giải pháp: Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần cách ly những con ốc bị bệnh, tắm nước nước muối loãng khoảng 5 phút. Trong thời gian xử lý ngưng cho ốc ăn. Khi ốc điều trị khỏe mạnh mới thả lại vào ao nuôi. Bên cạnh đó, tiến hành thay nước trong ao nuôi khoảng 3-5 ngày, mỗi ngày thay 20 – 30%. Kết hợp sử dụng chế phẩm diệt khuẩn chuyên dụng té đều khắp ao theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen. Nên té vào lúc trời mát để tăng hiệu quả xử lý. Bổ sung vitamin C, vi sinh có lợi vào ao nuôi để loại bỏ chất cặn bã, chất thải và tăng sức đề kháng cho ốc.
- Phòng bệnh: Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen, khẩu phần ăn của ốc cần đảm bảo đủ, không thừa không thiếu. Thức ăn không ăn hết phải vớt hết lên để không làm ô nhiễm nguồn nước. Bổ sung vitamin, khoáng chất và định kỳ cải tạo môi trường sống cho ốc.
Ốc bị nhiễm ký sinh trùng
- Nguyên nhân: Không tuân thủ kỹ thuật nuôi ốc bươu đen khiến môi trường sống bị ô nhiễm tồn tại các loại ký sinh trùng gây bệnh như sán lá, giun tròn,..Chúng xâm nhập và ký sinh trong cơ quan nội tạng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
- Triệu chứng: Ốc ăn kém, ăn chậm lớn hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác.
- Giải pháp: Cách ly những con ốc bị bệnh để điều trị theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu. Thực hiện thay 20% đến 30 % nước trong bể mỗi ngày, làm liên tục trong 3-5 ngày là có môi trường nước mới cho ốc sinh sống. Song song với việc thay nước thì diệt khuẩn bằng Novadine: 5ml/10m3 hoặc BKC 5ml/ 10m3. Sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh để cung cấp vi sinh có lợi giúp làm sạch nước. Hòa tan thuốc trị ký sinh trùng vào ao nuôi, đồng thời bổ sung Vitamin C vào nước để tăng sức đề kháng cho ốc.
- Phòng bệnh: Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi ốc bươu đen, thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng vào ao để tăng sức đề kháng cho ốc. Định kỳ 5 – 7 ngày tạt chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường và theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng của ốc.
Bệnh nghiêng mình của ốc
- Triệu chứng: Ốc nổi di chuyển chậm, nghiêng mình (đơ) trên mặt nước.
- Nguyên nhân: Thức ăn thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao gây ô nhiễm môi trường.
- Giải pháp: Cách ly hoàn toàn các con ốc bị bệnh để ốc không nhả nhớt trắng ra ao. làm bệnh lây lan nhanh. Tắm ốc với nước muối loãng 5 phút rồi cho vào ao nuôi riêng. Tiến hành thay 20 – 30% nước mỗi ngày liên tục trong 3 -5 ngày để tạo nguồn nước mới cho ao. Dùng các chế phẩm diệt khuẩn trong nước, sau đó bổ sung chế phẩm vi sinh và vitamin C để làm sạch ao nuôi và tăng sức đề kháng cho ốc.
- Phòng bệnh: Định kỳ xử lý các chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải dưới đáy định kỳ 5 – 7 ngày. Bổ sung dưỡng chất, vitamin đầy đủ cho ốc tăng sức đề kháng theo đúng kỹ thuật nuôi ốc bươu đen.
Thu hoạch
Thời gian nuôi thường từ 4-6 tháng khi ốc trong ao đạt trọng lượng 25-30 con/kg là có thể thu hoạch để xuất bán. Bà con có thể thu hoạch ốc theo hình thức tỉa dần, có nghĩa là bắt những con lớn đạt trọng lượng trước, để lại những con bé nuôi tiếp. Đây là hình thức nuôi gối đàn thích hợp cho ốc phát triển và giảm lượng thức ăn không cần thiết.
Khi thu hoạch ốc, bà con thu ốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này ốc nổi lên trên đi tìm ăn nên rất dễ bắt. Bà con có thể bớt lại một lượng bố mẹ nhất định để nuôi ốc sinh sản cho vụ sau.
Giá ốc bươu đen giống
Theo thống kê của các trang trại nuôi ốc bươu đen uy tín, giá ốc bươu đen giống hiện nay dao động từ 260 đồng đến 450 đồng một con, tùy thuộc vào kích thước và tuổi của ốc.
Các loại ốc bươu đen giống thường được chia làm ba loại chính: loại 1 – 2 tuần tuổi, loại 3 tuần tuổi và loại 4 tuần tuổi.
Loại ốc bươu đen giống càng nhỏ thì giá càng rẻ, nhưng cũng càng dễ bị hao hụt do chưa thích nghi với môi trường mới. Loại ốc bươu đen giống càng lớn thì giá càng cao, nhưng cũng càng khỏe mạnh và dễ nuôi.
Ngoài ra, giá ốc bươu đen giống còn phụ thuộc vào nhu cầu và cung cấp của thị trường. Thời điểm có nhiều người mua giống để nuôi thì giá sẽ tăng cao hơn so với thời điểm ít người mua. Ngược lại, thời điểm có nhiều người bán giống để thu hồi vốn thì giá sẽ giảm thấp hơn so với thời điểm ít người bán.
Do đó, người nuôi cần theo dõi thường xuyên biến động của giá ốc bươu đen giống để có kế hoạch nuôi phù hợp.
Để mua được ốc bươu đen giống chất lượng và giá cả hợp lý, người nuôi nên lựa chọn các trang trại uy tín, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc sản xuất và cung cấp ốc bươu đen giống.
Ngoài ra, người nuôi cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của ốc bươu đen giống trước khi mua, như kích thước, sức khỏe, sức ăn, màu sắc và tỷ lệ sống của ốc.
Một số trang trại còn có chính sách hỗ trợ cho người nuôi như tặng hao hụt, giao hàng tận nơi, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua lại ốc thịt khi thu hoạch.
Giá bán ốc bươu đen thương phẩm
Giá bán ốc bươu đen thương phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, kích thước, nguồn gốc và thời điểm mua bán.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá bán ốc bươu đen thương phẩm dao động từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng/kg tùy theo thị trường.
Giá bán ốc bươu đen thương phẩm thường cao nhất vào các dịp lễ tết hoặc mùa khô, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao.
Ngược lại, giá bán ốc bươu đen thương phẩm thường giảm vào mùa mưa hoặc khi có nhiều nguồn cung cấp.
Để mua được ốc bươu đen thương phẩm chất lượng và giá cả hợp lý, khách hàng nên chọn những cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và có chế độ bảo hành, đổi trả hàng nếu có vấn đề.
Nếu bạn muốn biết thêm về Mèo Aegean: Cách nuôi, giá bán, nguồn gốc và đặc điểm một cách đầy đủ, hãy xem bài viết này.